Các công ty công nghệ hướng đến kỹ sư Việt Nam

Loading...
Nguồn nhân lực trình độ cao đang là mối quan tâm của các công ty công nghệ tại Việt Nam, trong đó kỹ sư nữ là trọng tâm trong đợt tuyển học bổng cuối cùng của Intel tại Porland, Ore, Mỹ.
Kỹ sư Việt Nam

Cúc Dương từng là sinh viên nữ duy nhất trong lớp. Hồi năm 2012, cô sinh viên 24 tuổi này là thí sinh duy nhất vượt qua được kỳ thi đại học vào ngành kỹ sư điện tử và truyền thông tại Đại học công nghệ Đà Nẵng, cùng với 23 thí sinh nam khác. Nhưng khi cô hoàn tất chương trình 2 năm tại đại học Portland hồi tháng 6 vừa rồi, Dương vẫn là cô gái duy nhất nhất có được một vị trí khá đặc biệt so với những bạn bè cùng giới. Cô là một trong 16 nữ và 5 nam được học bổng dành cho sinh viên Việt vào trường Oregon, là khoá học cuối cùng, gồm 3 học phần, do Intel tài trợ. Theo cô, nếu có nhiều nữ sinh viên theo đuổi ngành công nghệ thông tin thì trong tương lai gần, sẽ có thay đổi đáng kể trong ngành này tại Việt Nam.
Dương và bạn cùng lớp của cô đang trở về Việt Nam, làm việc cho nhà máy Intel ở Việt Nam mở hồi năm 2010 với chi phí 1 tỉ USD. Nhà máy này là nơi kiểm thử và lắp ráp chip lớn nhất của Intel, và theo họ, đội ngũ nhân viên hiện thời có khoảng 1000 người, và trong vài năm tới con số này có thể gấp 3 lần. Xây dựng đội ngũ ở một thị trường mà nghề kỹ sư công nghệ đang là một nghề rất “nóng”, nhà sản xuất chip này muốn hướng đến kỹ sư nữ, được cho chiếm một phần lớn nguồn nhân lực ở Việt Nam, hiện còn đang bị “thất sủng” so với các nước khác trong khu vực.
Giống như LG Electronics của Hàn Quốc, Foxconn của Đài Loan và các công ty công nghệ khác, Intel đang tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ tại Việt Nam, và nước ta được xem là có vị trí địa lý rất quan trọng trong khu vực châu Á-TBD. Samsung chiếm đến 18% kim ngạch xuất khẩu (theo báo Người lao động). Samsung cho biết họ sẽ sản xuất hơn 40% lượng điện thoại tại Việt Nam vào năm 2015. Vừa qua, chính phủ cũng thông qua một dự án trị giá 1 tỉ USD để xây dựng một nhà máy trong công viên công nghệ cao TPHCM.
Thu hút được nhiều sự quan tâm của các công ty công nghệ nước ngoài cũng mang lại những cơ hội lao động cho lực lượng lao động có tay nghề, chuyên môn của ta. Cả nước có khoảng 250.000 kỹ sư lành nghề CNTT và hoàn toàn có thể đạt được 411.000 kỹ sư vào năm 2018. Trướck hi Intel mở nhà máy, hãng đã kiểm tra qua 2000 sinh viên tốt nghiệp về xử lý các vấn đề chung, kết quả là chỉ có 90 sinh viên đạt tiêu chuẩn, trong đó chỉ có 40 sinh viên có thêm trình độ ngoại ngữ.
Intel tài trợ cho vài chương trình học bổng để phát triển kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp. Từ khi công bố chương trình Intel Vietnam Study Abroad hồi năm 2009, Intel đã chi 7 triệu USD để tài trợ cho 73 sinh viên tốt nghiệp học tại PSU. Hiện nay, Intel đang tập trung vào dây chuyền sản xuất tại nhà máy, họ sẽ không gửi thêm sinh viên Việt Nam sang Portland. Nhưng Intel cũng đưa ra các học bổng cho sinh viên Việt hiện đang học tại đại học trong nước và gửi một số sinh viên đến khu campus TPHCM của đại học công nghệ Melbourne, Úc.
Đối với khoá học cuối cùng tại PSU, Intel muốn có kỹ sư nữ nhiều hơn, vì hai khoá trước phần đông là kỹ sư nam. Intel tổ chức một số sự kiện về tuyển dụng dành cho sinh viên nữ tại các trường đại học trong nước và sắp xếp với nhân viên Intel để hướng dẫn cho các sinh viên này khi được gửi đến PSU.
Đội của Dương gồm 4 người, vừa đoạt giải nhì trong cuộc thi Cornell Cup năm nay, là giải thi thiết kế do Intel tài trợ, với một mô hình về hệ thống cảm biến và camera tránh va chạm xe máy. Đây là giải pháp rất hữu ích nếu áp dụng cho nước ta. Bằng cấp PSU có thể mở ra cho sinh viên nữ có được nhiều cơ hội hơn khi làm việc với Intel, như có thể trở thành quản lý nữ tại nhà máy Intel tại Việt Nam.
Theo: businessweek
Loading...
Chuyên mục:

0 nhận xét:

Đăng một bình luận