Làm sao để mua được 1 chiếc laptop cũ chất lượng giá hợp lý

Loading...
Kiểm tra tổng thể máy: Bỏ qua những vết xước hay màu sắc không còn được đẹp do đây là những điều rất khó tránh khỏi khi sử dụng, nhưng bạn phải chú ý vào những vết nứt hay các khớp nối không khít, vì đó có thể tiết lộ rằng sản phẩm này đã từng bị rơi vỡ. Điều này cũng có nghĩa các chi tiết bên trong có thể bị ảnh hưởng từ sự va đập. Nếu không thật sự am hiểu hoặc có người am hiểu đi cùng, tốt nhất là nên từ chối mua các máy dạng này.
Làm sao để mua được 1 chiếc laptop cũ chất lượng giá hợp lý

Ngoài ra, sự lỏng lẻo của các cổng kết nối (USB, VGA, HDMI…), tem bảo hành của nhà sản xuất hoặc của cửa hàng bán ra không còn nguyên vẹn, như bị rách hay bị xé, không còn đầy đủ ốc vít hay ốc vít bị gỉ và có dấu hiệu đã được mở cũng là dấu hiệu cần được lưu tâm.
1. Xem màn hình
Màn hình là thứ đắt nhất của laptop nếu phải thay thế. Khi bạn mua laptop cũ hãy kiểm tra kĩ xem laptop có vết bầm trên màn hình không. Vết bầm là vùng sáng hoặc sẫm màu hơn trên màn hình, bình thường rất khó nhận biết. Để phát hiện, cần chuyển màn hình nền của laptop sang màu đen. Màn hình tốt sẽ chỉ có lớp đen đồng nhất, không có những chấm trắng. Nếu phát hiện màn hình có nhiều chấm trắng thì không nên mua.
2. Kiểm tra các khe cắm và cổng nối như cổng không dây Bluetooth hay Wifi
Một số khe cắm và cổng nối trực tiếp tới bo mạch chủ sẽ rất tốn kém nếu phải thay thế. Nếu một cổng USB bị hỏng không đáng ngại vì vẫn còn tới 3 cổng USB còn lại. Khe cắm tai nghe bị hỏng cũng vậy, có thể thay thế bằng tai nghe không dây Bluetooth. Kế đến là kiểm tra ổ cứng xem có lỗi không. Nên nhớ là thay thế ổ cứng không đắt lắm. Sau ổ cứng là ổ đĩa quang. Cách thử đơn giản là ghi thử các loại đĩa mà ổ đĩa quang này hỗ trợ như đĩa CD-R, CD-RW, DVD-R hay DVD-RW.
3. Kiểm tra cấu hình
Cần kiểm tra kỹ cấu hình máy trước khi mua.
Đây là một bước đơn giản nhưng là tối quan trọng. Người mua cần kiểm tra lại các thông số cơ bản để từ đó đánh giá được giá trị của máy ở thời điểm hiện tại với mức hao hụt là bao nhiêu.
Nhấp chuột phải vào My Computer và chọn Properties. Cửa sổ mới sẽ hiển thị về thông tin hệ điều hành, bộ vi xử lý và RAM.
Nhấp chuột vào My Computer và tiến hành kiểm tra dung lượng đĩa cứng (ổ cứng thường không đạt dung lượng như trong cấu hình bán ra do sự chênh lệch trong đơn vị tính, ví dụ, ổ 250 GB thường chỉ kiểm tra trên máy có dung lượng khoảng hơn 230 GB).
Nhấp chuột vào Control Panel chọn System và chọn tab Hardware, sau đó kích vào Manage Hardware. Bảng bên trái sẽ hiển thị một số thông tin như card mạng không dây và Bluetooth. Nhần đồng thời phím "Windows" + R, gõ "dxdiag" vào bảng mở sau đó.
Ngoài vi xử lý, bộ nhớ RAM, máy cũng còn hiển thị thông số về chip đồ họa và một số thông tin khác.
4. Kiểm tra thời gian pin
Nếu pin hết quá nhanh thì đề nghị người bán giảm giá để thay pin mới. Thay pin mới cho laptop là khoản khá tốn kém.
5. Tình trạng bảo hành
Bảo hành của nhà sản xuất hay chí ít là của người bán là một trong những điều quan trọng nhất.
Lý tưởng nhất là nên mua những chiếc máy còn hạn bảo hành của nhà sản xuất (hoặc đại lý bán ra) và đòi hỏi người mua đầy đủ các giấy tờ liên quan về chế độ này. Cùng với đó là kiểm tra mã hiệu của máy trên trang web chính thức của hãng để chắc chắn về thời gian bảo hành cùng một số thông tin cơ bản khác của máy.
Trong trường hợp còn lại, hãy cố gắng đòi quyền lợi từ người bán bằng cách bắt họ phải bảo hành cho sản phẩm bán ra (ít nhất là 7 ngày) và có giấy tờ ghi lại đầy đủ về pháp lý. Nếu người bán không đồng ý bảo hành, tốt nhất là nên loại chiếc máy đó ra khỏi đầu.
Loading...
Chuyên mục:

0 nhận xét:

Đăng một bình luận