Cách đây khoảng gần chục năm, Công nghệ thông tin (CNTT) là ngành "thời thượng" đòi hỏi điểm chuẩn đầu vào rất cao. Nhưng nay, điểm chuẩn vào ngành CNTT và điện tử viễn thông của phần lớn các trường đại học đều thấp hơn năm ngoái từ nửa điểm đến vài điểm và thấp hơn nhiều so với các năm 2007 và 2008.
Điểm chuẩn giảmĐến nay, tất cả các trường đại học và các học viện đã thông báo điểm chuẩn tuyển sinh năm học 2010. Thống kê từ thông tin công bố của các trường cho thấy điểm chuẩn tuyển sinh đầu vào ngành CNTT và điện tử viễn thông của hầu hết các trường đại học đều giảm so với năm ngoái, trong đó nhiều trường lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT (13 điểm với khối A và D).
Qua thống kê từ các trường trong top đầu và top giữa, nghĩa là trường có điểm chuẩn cách khá xa so với điểm sàn chung, chỉ có 2 trường có điểm chuẩn vào ngành CNTT và điện tử viễn thông tăng là ĐH Công nghệ thuộc ĐHQG Hà Nội (tăng 1 điểm) và ĐH CNTT thuộc ĐHQG TP.HCM (tăng nửa điểm); và hai trường có điểm chuẩn bằng năm ngoái là ĐH Bách Khoa Hà Nội (21) và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Hà Nội (23).
Còn lại hầu hết các trường đều giảm điểm chuẩn từ nửa điểm đến vài điểm, trong đó có cả các tên tuổi lớn trong mảng đào tạo CNTT và điện tử viễn thông như ĐH Bách Khoa TP.HCM, ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ĐHKHTN TP.HCM, ĐHKHTN Hà Nội và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông TP.HCM.
Chuyên mục: linh ta linh tinh
Điểm chuẩn giảmĐến nay, tất cả các trường đại học và các học viện đã thông báo điểm chuẩn tuyển sinh năm học 2010. Thống kê từ thông tin công bố của các trường cho thấy điểm chuẩn tuyển sinh đầu vào ngành CNTT và điện tử viễn thông của hầu hết các trường đại học đều giảm so với năm ngoái, trong đó nhiều trường lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT (13 điểm với khối A và D).
Qua thống kê từ các trường trong top đầu và top giữa, nghĩa là trường có điểm chuẩn cách khá xa so với điểm sàn chung, chỉ có 2 trường có điểm chuẩn vào ngành CNTT và điện tử viễn thông tăng là ĐH Công nghệ thuộc ĐHQG Hà Nội (tăng 1 điểm) và ĐH CNTT thuộc ĐHQG TP.HCM (tăng nửa điểm); và hai trường có điểm chuẩn bằng năm ngoái là ĐH Bách Khoa Hà Nội (21) và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Hà Nội (23).
Còn lại hầu hết các trường đều giảm điểm chuẩn từ nửa điểm đến vài điểm, trong đó có cả các tên tuổi lớn trong mảng đào tạo CNTT và điện tử viễn thông như ĐH Bách Khoa TP.HCM, ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ĐHKHTN TP.HCM, ĐHKHTN Hà Nội và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông TP.HCM.
Đáng chú ý là năm nay có khá nhiều trường công bố tuyển sinh nguyện vọng 2 ngành đào tạo CNTT và điện tử viễn thông để đủ chỉ tiêu. Mặc dù có điểm chuẩn khá thấp từ 13 đến 15,5 điểm tuỳ theo ngành đào tạo (ví dụ ngành Tin học lấy 13 điểm, Điện tử viễn thông lấy 15,5 điểm và Toán tin ứng dụng lấy 13,5 điểm) nhưng ĐH Huế năm nay thông báo tuyển sinh thêm 218 chỉ tiêu nguyện vọng hai với các ngành đào tạo CNTT. ĐH Sư phạm Đà Nẵng và phân hiệu ĐH Đà Nẵng ở Kon Tum đã hạ điểm chuẩn vào các ngành đào tạo Toán-Tin và Sư phạm Tin bằng điểm sàn nhưng vẫn thiếu 201 chỉ tiêu.
Thậm chí, có một số trường đã thông báo ngừng tuyển sinh ngành đào tạo CNTT năm học 2010 vì không đủ thí sinh. Trường ĐH Hà Nội năm nay ngừng tuyển sinh ngành Khoa học máy tính dạy bằng tiếng Nhật vì hơn 30 thí sinh thi vào ngành này đều không đạt điểm sàn. ĐH Kinh tế Đà Nẵng đã phải ngừng đào tạo ngành Thống kê - Tin học vì không có thí sinh trúng tuyển.
Qua thống kê điểm chuẩn vào ngành CNTT và điện tử viễn thông của 20 trường ĐH và các học viện trong các năm từ 2007-2010, điểm chuẩn vào các ngành này đã bắt đầu giảm từ năm 2007 đến nay, cứ năm sau giảm hơn năm trước.
CNTT không còn hấp dẫn như trước
Theo ông Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng trường ĐH FPT, điểm chuẩn giảm là xu hướng chung của các ngành trong 3 năm trở lại đây không chỉ diễn ra riêng với ngành CNTT. Điều này có nguyên nhân chính là do chỉ tiêu tuyển sinh đại học và cao đẳng hàng năm tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng dân số, trung bình 10% mỗi năm. Như năm ngoái, chỉ tiêu tuyển sinh đại học và cao đẳng đã gần tương đương với số thí sinh tốt nghiệp THPT hàng năm. Với riêng ngành CNTT, điểm chuẩn giảm có thể là do đề thi khối A và D năm nay khó hơn. Thêm vào đó, sự xuất hiện của ngày càng nhiều các trường đại học, cao đẳng đào tạo CNTT cũng làm cho lượng thí sinh có nhiều lựa chọn hơn, không chỉ tập trung vào một số trường như các năm trước.
Sinh viên đang có xu hướng chuyển từ khối kỹ thuật sang kinh tế, ngoại thương
Tuy nhiên, ông Tùng cũng cho rằng ngành CNTT những năm gần đây đã giảm sức hút, không còn hấp dẫn các thí sinh như trước. Một trong những nguyên nhân chính là do hiện nay các thí sinh có nhiều lựa chọn ngành học hơn và đã xuất hiện một số ngành hấp dẫn thí sinh hơn như tài chính, ngân hàng. Trong hai năm gần đây, các ngân hàng, công ty tài chính và chứng khoán mở ra khắp nơi và liên tục tăng quy mô. Các ngân hàng có quy mô vài nghìn người là phổ biến. Trong khi đó, rất hiếm doanh nghiệp CNTT có quy mô lên tới vài nghìn người.
Ông Huỳnh Quyết Thắng, Viện trưởng Viện CNTT-TT thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội nhận định hiện tượng giảm dần điểm chuẩn vào ngành CNTT của các trường đại học là do xu hướng dịch chuyển dần từ các trường khối kỹ thuật truyền thống sang các ngành kinh tế, tài chính và luật. Bởi các ngành kỹ thuật, trong đó có CNTT, phải học nhiều hơn, khó kiếm việc hơn trong khi thu nhập cũng không cao. “Một trong những lý do nhiều học sinh chuyển sang chọn thi vào ngành kinh tế, ngoại thương thay vì đăng ký vào ngành kỹ thuật là do các em cảm giác thu nhập sẽ cao hơn sau khi ra trường”, ông Thắng nói.
Cách đây 6 tháng, Viện CNTT-TT thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội đã thực hiện khảo sát nguyện vọng chọn ngành của các học sinh lớp 12 khá giỏi các môn Toán, Lý, Hoá của 19 trường THPT trên địa bàn Hà Nội. Kết quả khảo sát cho thấy có tới 80-90% số học sinh này lựa chọn thi vào các trường đại học thuộc khối kinh tế, ngoại thương và chỉ có một số ít còn lại chọn thi vào các trường kỹ thuật.
Sự giảm sút mức độ hấp dẫn của ngành CNTT cũng thể hiện rất rõ ở số lượng thí sinh dự thi vào trường top đầu như ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia. Theo ông Thắng, từ vài năm nay số lượng thí sinh dự thi vào trường ĐH Bách khoa Hà Nội có sự sụt giảm so với các năm trước. Những năm trước, số lượng thí sinh dự thi vào trường ĐH Bách khoa Hà Nội khoảng 12.000, trong đó có khoảng 10.000 thí sinh đến dự thi. Nhưng năm nay tổng số lượng thí sinh dự thi vào trường này chỉ bằng 80% so với năm ngoái.
Ở khía cạnh khác, ông Đào Kiến Quốc, giảng viên ĐH Công nghệ thuộc ĐHQG Hà Nội cho rằng sự mất giá của ngành CNTT có phần đáng kể từ sự nở rộ tràn lan của việc đào tạo CNTT ở các trường đại học (theo thống kê của Hội Tin học TP.HCM, cả nước hiện có 390 trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp có đào tạo CNTT và điện tử viễn thông). Nhiều trường có chất lượng đầu ra rất kém, khiến các sinh viên tốt nghiệp khó xin việc làm dẫn đến ngành CNTT mất dần thương hiệu.
0 nhận xét:
Đăng một bình luận